- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG Lời nói đầu Cùng với xu hướng đa dạng hoá và quốc tế hoá nền kinh tế nhu cầu thông tin ngày càng đòi hỏi một cách cấp thiết. Kế toán với tư cách là công cụ cung cấp thông tin hữu hiệu cho các nhà quản lý lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Do đó để trở thành một cán bộ kế toán, không những chỉ nắm đơn thuần về mặt lý thuyết mà còn phải đi sâu tìm hiểu tình hình thực tế xuất phát từ thực tế đó trong suốt quá trình học tập hai năm tại trường Trung học Thương mại TW 5 mà trong đó là chuyên ngành kế toán em đã có dịp học tập nắm bắt những kiến thức về mặt lý thuyết. Tuy nhiên để có sự kết hợp giữa mặt lý luận với thực tế, được sự phân công của nhà trường mà cụ thể là các thầy cô giáo bộ môn Kế toán cùng với sự tiếp nhận của Công ty cổ phần giấy Lam Sơn Thanh Hoá, em vinh dự được về thực tập tại công ty. Trong suốt quá trình thực tập, tuy bước đầu còn khó khăn do hi ểu biết và năng lực hạn chế, song em đã hoàn thành nhiệm vụ thực tập với nội dung, yêu cầu mà nhà trường đề ra. Có được kết quả đó, ngoài nỗ lực của bản thân em phải kể đến sự tận tình giúp đỡ của các thầy cô giáo bộ môn Kế toán và toàn thể các bác, các cô chú trong Công ty, đặc biệt là phòng Tài chính kế toán. Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết tới các thầy cô giáo, các bác, các cô chú trong công ty đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian vừa qua. Qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần giấy Lam Sơn Thanh Hoá em được phân công đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu chuyên đề “Tổ chức hạch toán nghiệp vụ tài sản cố định tại doanh nghiệp”. Qua quá trình thực tập tại công ty, sau một thời gian tìm hiểu thực tế em xin trình bày bản báo cáo với các nội dung chính như sau: Phần I: Khái quát chung về đơn vị thực tập Phần II: Nội dung tổ chức công tác hạch toán nghiệp vụ Phần III: Một số ý kiến nhận xét và kiến nghị Phần IV: Bài học thu được Trong thời gian thực tập được sự giúp đỡ của các cán bộ kế toán tại công ty, cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo Đoàn Xuân Thắng, em đã hoàn thành bài báo cáo này. Tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng do trình độ còn hạn chế, bài viết của em chắc không tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân em rất mong được sự giúp đ ỡ của các thầy cô giáo, các cô chú trong công ty, đặc biệt là cô giáo Đoàn Xuân Thắng đ ể em hoàn thành bản báo cáo tốt nghiệp đạt kết quả cao. Em xin chân thành cảm ơn! Thanh Hóa, tháng 07 năm 2013 Học sinh HS: Đoàn Thị Thắng 1 Lớp: 37KT8
- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG Đoàn Thị Thắng PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty. Công ty cổ phần giấy Lam Sơn tiền thân là Nhà máy giấy Lam Sơn được thành lập ngày 20/12/1948 đến nay đã được hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành. Từ khi thành lập đến năm 1962 Công ty trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. Trong những năm đầu Công ty sản xuất các loại sản phẩm giấy in, giấy in báo, giấy viết, giấy bao gói và vả giấy in bạc phục vụ kháng chiến chống Pháp và thực hiện kế hoạch Nhà nước giao. Năm 1985 Công ty đầu tư thêm 01 dây chuyền sản xuất Carton sóng công suất 1.500tấn/năm sản xuất các loại hộp Carton tiêu thụ trực tiếp sản phẩm giấy của Công ty, đên thời kỳ này sản phẩm của Công ty đã khá đa dạng: Giấy in, giấy viết, giấy bao gói Carton hòm hộp sóng… Sự đầu tư và phát triển sản xuất của Công ty liên tục tăng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Năm 1992 Công ty đầu tư thêm máy xeo giấy khổ 1.092mm, sản xuất giấy bao bì công nghiệp phục vụ cho dây chuyền Carton sóng, cung cấp cho tr ường bao bì hòm hộp. Thị phần và giá trị sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng một tăng, do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, thị trường đòi hỏi chất l ượng sản phẩm ngày càng cao nên các máy móc thế hệ cũ không còn đáp ứng thị trường. Vì vậy, năm 1995 Công ty đầu tư tiếp 1 máy xeo mới công suất 4.500tấn/năm. Năm 2000 đầu tư nâng cấp máy nghiền dĩa thay thế bớt máy nghiền kiểu Hà Lan để giảm chi phí sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm. 1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. a, Phạm vi: Công ty Cổ Phần Giấy Lam Sơn Thanh Hóa chuyên Sản xuất, kinh doanh sản phẩm giấy các loại, bao bì và in trên bao bì, kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị nguyên liệu, vật liệu, hoá chất. b. Quy mô: Công ty cổ phần Giấy Lam Sơn Thanh Hoá có sự đa dạng về ngành kinh doanh, vì vậy mà nó có quy mô rộng lớn tập trung chủ yếu ở địa bàn Huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá. HS: Đoàn Thị Thắng 2 Lớp: 37KT8
- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG c. Ngành hàng sản xuất kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh sản phẩm giấy các loại, bao bì và in trên bao bì, kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị nguyên liệu, vật liệu, hoá chất. 2. Đặc điểm về tổ chức 2.1. Bộ máy tổ chức của Công ty Đại Hội đồng cổ đồng Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Phó giám đốc Giám đốc điều hành Phân xưởng sản P.Kế xuất Trợ lý P.Tài chính P.Tổ chức hoạch vật Giám đốc kế toán hành chính tư, tiêu thụ - Sơ đồ( S2.1): Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hiện tại Cơ cấu tổ chức của Công ty gồm bộ máy lãnh đạo, các phòng ban giúp việc lãnh đạo trong công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức sản xuất. Bao gồm: - Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn đề được pháp luật và điều lệ Công ty quy định Đại hội đồng cổ đông thông qua các nội dung bằng hình thức giơ thẻ biểu quyết. Bầu, miến nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát bằng hình thức bỏ phiếu kín. - Hội đồng quản trị Công ty: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt đ ộng c ủa Công ty HS: Đoàn Thị Thắng 3 Lớp: 37KT8
- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG (Trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông) Hội đồng quản trị của Công ty gồm có 03 thành viên, có nhiệm kỳ là 05 năm. Thành viên Hội đ ồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. - Ban kiểm soát Công ty: Do Đại hội đồng bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt hoạt động quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban kiểm soát có 03 thành viên có nhiệm kỳ là 05 năm và có th ể đ ựơc b ầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. - Giám đốc Công ty: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông và trước pháp luật về điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, Tổ chức thực hiện các nghị quy ết của HĐQT - Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc. - Phó Giám đốc được điều hành hoặc ký các văn bản hoặc chứng từ khi có gi ấy uỷ quyền của Giám đốc. - Trợ lý Giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc, tổng hợp tình hình sản xuất, kế hoạch mua vật tư nguyên liệu, vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh. - Phòng Tổ chức: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc: Quản lý giám sát và hướng dẫn các phòng ban, phân xưởng trong Công ty thuộc các lĩnh vực sau: + Theo dõi, kiểm tra, giám sát phục vụ bữa ăn cơm ka cho người lao động. Thực hiện sắp xếp nhân viên công nhân lao động . Chế độ chính sách Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên trong Công ty, trình Giám đốc phế duyệt và chịu trách nhiệm quản lý bộ phận Bảo vệ Công ty - Phòng Kế hoạch vật tư – tiêu thụ: Nghiên cứu xây dựng chương trình kế hoạch cho toàn Công ty, thiết lập mối quan hệ giữa Công ty với khách hàng, tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch tiêu thụ, nhu cầu thị trường, thu tiền bán hàng cho công ty đầy đủ đúng hạn.. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc cung cấp thông tin giá cả vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu cũng như chất lượng hàng hoá đầu vào. - Phòng Tài chính kế toán: Có nhiệm vụ hạch toán toàn bộ chi phí tài chính của Công ty, tổ chức công tác hạch toán chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh HS: Đoàn Thị Thắng 4 Lớp: 37KT8
↧
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tổ chức hạch toán nghiệp vụ tài sản cố định tại công ty cổ phần giấy Lam Sơn
↧