- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ - - - - - - Báo cáo thực tập Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 27 Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 1 Lớp: KT2D – K4
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ LỜI NÓI ĐẦU Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Để tíên hành sản xuất phải có 3 yếu tố: Lao động, đất đai, vốn, thiếu một trong 3 yếu tối đó quá trình sản xuất sẽ không thể diễn ra. Nếu xét mức độ quan trọng thì lao động của con người đóng vai trò quan trọng, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, yếu tố tư liệu sản xuất là quan trọng, nhưng nếu không có sự kết hợp với sức lao động của con người thì tư liệu sản xuất không phát huy được tác dụng, tiền lương vừa là động lực thúc đầy con người trong sản xuất kinh doanh vừa là một chi phí được cấu thành vào giá thành sản phẩm, lao cụ, dịch vụ, tiền lương là một đòn bẩy quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng năng suất lao động, có tác dụng động viên khuyến khích công nhân viên trong mỗi doanh nghiệp tích cực tham gia lao động, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình. Khi tiến hành hoạt động sản xuất, vấn đề đặt ra cho nhà quản lý doanh nghiệp phải chi tiền lương bao nhiêu, việc sử dụng lao động như thế nào, để mang lại hiệu quả hơn, hữu ích hơn trong quá trình sản xuất, từ đó đặt ra kế hoạch sản xuất cho kỳ tới. Đây là lý do tại sao hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp lại có tầm quan trọng đặc biệt. Việc phân tích đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch quỹ tiền lương nhằm cung cấp cho nhà quản lý những thông tin khái quát về tình hình thực hiện tiền lương của toàn bộ doanh nghiệp, thấy được ưu, nhược điểm chủ yếu trong công tac quản lý cũng như đi sâu vào nghiên cứu các chế độ chính sách định mức tiền lương. Tiền thưởng để trả lương đúng những gì mà người lao động đóng góp và bảo đadsrm cho người lao động. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp với mong muốn vận dụng những kiến thức ở nhà trường với thực tế em đã chọn đề tài: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 27”. Vì điều kiện thời gian có hạn, do đó em chỉ Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 2 Lớp: KT2D – K4
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ tập trung nghiên cứu trong phạm vi số liệu về tiền lương và các khoản trích theo lương của năm 2008, năm 2009 và năm 2010 để từ đó đưa ra những vấn đề có tính chất chung nhất về thực trạng hạch toán kế toán tiền lương và kiến nghị các giải pháp giải quyêt vấn đề còn tồn tại về tiền lương tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 27. Nội dung chuyên đề tốt nghiệp của em gồm 4 phần: - Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. - Chương 2: Khái quát chung về Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 27. - Chương 3: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 27. - Chương 4: Phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 27. Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 3 Lớp: KT2D – K4
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 1.1. Các khái niệm về tiền lương và các khoản theo lương 1.1.1. Khái niệm về tiền lương. Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động được nhìn nhận như là một thứ hàng hoá đặc biệt,nó có thể sáng tạo ra giá trị từ quá trình lao động sản xuất. Do đó, tiền lương chính là giá cả sức lao động, khoản tiền mà người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận là người sử dụng lao động trả cho người lao động theo cơ chế thị trường cũng chịu sự chi phối của phát luật như luật lao động , hợp động lao động... Có nhiều định nghĩa khác nhau về tiền lương, nhưng định nghĩa nêu lên có tính khái quát được nhiều người thừa nhận đó là: Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành theo thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động phù hợp với các quan hệ và các quy luật trong nền kinh tế thị trường. Nói cách khác, tiền lương là số tiền mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động thanh toán tương đương với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã tiêu hao để tạo ra của cải vật chất hoặc các giá trị có ích khác. 1.1.2. Khái niệm về các khoản trích theo lương Cùng với việc chi trả tiền lương, người sử dụng lao động còn phải trích một só tiền nhất định tính theo tỷ lệ phần trăm ( % ) của tiền lương để hình thành các quỹ theo chế độ quy định nhằm đảm bảo lợi ích của người lao động. Đó là các khoản trích theo lương, được thực hiện theo chế độ tiền lương ở nước ta, bao gồm: - Quỹ bảo hiểm xã hội( BHXH) nhà nước quy định doanh nghiệp phải trích lập bằng 22% mức lương tối thiểu và hệ số lương của người lao động, trong đó 16% trích vào chi phí kinh doanh của đơn vị, 6% người lao động phải nộp từ thu Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 4 Lớp: KT2D – K4
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ nhập của mình. Quỹ BHXH dùng chi: BHXH thay lương trong thời gian người lao động đau ốm, nghỉ chế độ thai sản, tai nạn lao động không thể làm việc tại doanh nghiệp, chi trợ cấp hưu trí cho người lao động về nghỉ hưu trợ cấp tiền tuất, trợ cấp bồi dưỡng cho người lao động khi ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp. - Quỹ BHYT được sử dụng để thanh toán các khoản khám chữa bệnh, viện phí, thuốc thang… cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ. Tỷ lệ trích nộp là 4,5% trên tổng tiền lương cơ bản, trong đó 3% tính vào chi phí SXKD, còn 1,5% khấu trừ vào lương của người lao động. - Kinh phí công đoàn: dùng để chi tiêu cho các hoạt động công đoàn. Tỷ lệ trích nộp là 2% trên tổng tiền lương thực tế, được tính toàn bộ vào chi phí SXKD. Các quỹ trên doanh nghiệp phải trích lập và thu nộp đầy đủ hàng quý. Một phần các khoản chi thuộc quỹ bảo hiểm xã hội doanh nghiệp được cơ quan quản lý uỷ quyền cho hộ trên cơ sở chứng từ gốc hợp lý nhưng phải thanh toán quyết toán khi nộp các quỹ đó hàng quý cho các cơ quan quản lý chúng các khoản chi phí trên chỉ hỗ trợ ở mức tối thiểu nhằm giúp đỡ người lao động trong trường hợp ốm đau , tai nạn lao động. 1.1.3 Nội dung kinh tế của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, các doanh nghiệp sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần tích cực lao động, là nhân tố thúc đẩy để tăng năng suất lao động. Đối với các doanh nghiệp tiền lương phải trả cho người lao động là một yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sáng tạo ra hay nói cách khác nó là yếu tố của chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Do vậy, các doanh nghiệp phải sử dụng sức lao động có hiệu quả để tiết kiệm chi phí lao động trong đơn vị sản phẩm, công việc dịch vụ và lưu chuyển hàng hoá. Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 5 Lớp: KT2D – K4
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ Quản lý lao động tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh. Tổ chức tốt hạch toán lao động và tiền lương giúp cho công tác quản lý lao động của doanh nghiệp đi vào nề nếp, thúc đẩy người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, tăng năng suất lao động, đồng thời nó là cơ sở giúp cho việc tính lương theo đúng nguyên tắc phân phối theo lao động. Tổ chức công tác hạch toán lao động tiền lương giúp doanh nghiệp quản lý tốt quỹ lương, đảm bảo việc trả lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội đúng nguyên tắc, đúng chế độ khuyến khích người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời tạo cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhân công vào giá thành sản phẩm được chính xác. Nhiệm vụ kế toán tiền lương gồm 4 nhiệm vụ cơ bản sau: - Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian kết quả lao động, tính lương và trích các khoản theo lương, phân bổ chi phí lao động theo đúng đối tượng sử dụng lao động. - Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên hạch toán ở các bộ phận sản xuất- kinh doanh, các phòng ban thực hiện đầy đủ các chừng từ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp. - Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động. - Lập báo cáo về lao động, tiền lương, các khoản trích theo lương, định kỳ tiến hành phân tích tình hình lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ lương, cung cấp các thông tin về lao động tiền lương cho bộ phận quản lý một cách kịp thời. Có thể nói chí phí về lao động hay tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ là vấn đề được doanh nghiệp chú ý mà còn được người lao động đặc biệt quan tâm vì đây chính là quyền lợi của họ. Do vậy việc tính đúng thù lao lao động và thanh toán đầy đủ, kịp thời cho người lao động là rất cần thiết, nó kích thích người lao động tận tụy với công Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 6 Lớp: KT2D – K4
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ việc, nâng cao chất lượng lao động. Mặt khác việc tính đúng và chính xác chí phí lao động còn góp phần tính đúng và tính đủ chí phí và giá thành sản phẩm. Muốn như vậy công việc này phải được dựa trên cơ sở quản lý và theo dõi quá trình huy động và sử dụng lao động các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc huy động sử dụng lao động được coi là hợp lý khi mỗi loại lao động khác nhau cần có những biện pháp quản lý và sử dụng khác nhau. Vì vậy việc phân loại lao động là rất cần thiết đối với mọi doanh nghiệp, tùy theo từng loại hình doanh nghiệp khác nhau mà có cách phân loại lao động khác nhau. Nói tóm lại tổ chức tốt công tác hoạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương giúp doanh nghiệp quản lý tốt quỹ tiền lương, bảo đảm việc trả lương và trợ cấp BHXH đúng nguyên tắc, đúng chế độ, kích thích người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao đồng thời tạo cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhân công vào giá thành sản phẩm được chính xác. Tổ chức tốt công tác hạch toán lao động tiền lương giúp doanh nghiệp quản lý tốt quỹ lương, đảm bảo việc trả lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội đúng nguyên tắc, đúng chế độ, khuyến khích người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời tạo cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhân công vào giá thành sản phẩm được chính xác. 1.2 Chức năng của tiền lương Tiền lương có các chức năng sau đây: 1.2.1Chức năng đòn bẩy cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền lương gắn liền với lợi ích của người lao động. Nó là động lực kích thích năng lực sáng tạo, ý thức lao động trên cơ sở đó thúc đẩy tăng năng suất lao động. Bởi vậy, tiền lương một mặt gắn liền với lợi ích thiết thực của người lao động và mặt khác nó khẳng định vị trí của người lao động trong doanh nghiệp. Bởi vậy, khi nhận tiền lương thoả đáng, công tác trả lương của doanh nghiệp công bằng, hợp lý sẽ tạo động lực cho quá trình sản xuất và do đó tăng năng suất Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 7 Lớp: KT2D – K4
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ lao động sẽ tăng, chất lượng sản phẩm được nâng cao, từ đó doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp không ngừng tăng lên. 1.2.2. Chức năng kích thích người lao động Thực hiện mối quan hệ hợp lý trong việc trả lương không chỉ có lợi cho doanh nghiệp mà còn đem lại lợi ích cho người lao động, khuyến khích họ tăng năng suất lao động. Khi lợi nhuận của doanh nghiệp tăng thì nguồn phúc lợi trong doanh nghiệp sẽ phát triển, là nguồn bổ sung thu nhập của người lao động, tạo ra động lực lao động, tăng khả năng gắn kết giữa người lao động vối doanh nghiệp. 1.2.3.Chức năng tái sản xuất sức lao động. Tiền lương là thu nhập chính của người lao động, là nguồn nuôi sống bản thân và gia đình họ. Thu nhập bằng tiền lương tăng lên sẽ đảm bảo cho đời sống vật chất và văn hoá của người lao động tăng lên và do đó tái tạo sức lao động cho xã hội. Thực hiện đúng đắn chế độ tiền lương đối với người lao động sẽ giúp cho doanh nghiệp có nguồn lao động ổn định nhất là đối với nghề mà lao động có tính chất truyền thống đối với các vùng chuyên canh hoặc khai thác lâu dài như trồng cao su, khai thác than đá…. 1.3.Chế độ tiền lương và các hình thức trả lương 1.3.1. Chế độ tiền lương Việc vận dụng chế độ tiền lương thích hợp nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích chung của xã hội với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động. 1.3.1.1 Chế độ tiền lương cấp bậc. Là chế độ tiền lưong áp dụng cho công nhân. Tiền lương cấp bậc được xây dựng dựa trên số lượng và chất lượng lao động. Có thể nói rằng chế độ tiền lương cấp bậc nhằm mục đích xác định chất lượng lao động,so sánh chất lượng lao động trong các nghành nghề khác nhau và trong từng nghành nghề. Đồng thời nó có thể so sánhđiều kiện làm việc nặng nhọc, có hại cho sức khoẻ với Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 8 Lớp: KT2D – K4
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ điều kiện lao động bình thường. Chế độ tiền lương cấp bậc có tác dụng rất tích cực nó điều chỉnh tiền lương giữa các nghành nghề một cách hợp lý, nó cũng giảm bớt được tính chất bình quân trong việc trả lươngthực hiện triệt để quan điểm phân phối theo lao động. Chế độ tiền lương do Nhà Nước ban hành, doanh nghiệp dựa vào đó để vận dụng vào thực tế tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Chế độ tiền lương cấp bậc bao gồm 3 yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau: thang lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật..... -Thang lương là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa các công nhân cùng nghề hoặc nhóm nghề giống nhau theo trình độ cấp bậc của họ. Mỗi thang lương gồm một số các bậc lương và các hệ số phù hợp với bậc lương đó. Hệ số này Nhà Nước xây dựng và ban hành. Ví dụ : Hệ số công nhân ngành cơ khí bậc 3/7 là 1.92; bậc 4/7 là 2,33... Mỗi ngành có một bảng lương riêng. - Mức lương là số lượng tiền tệ để trả công nhân lao động trongmột đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng) phù hợp với các bậc trong thang lương. Chỉ lương bậc 1 được quy định rõ còn các lương bậc cao thì được tính bằng cách lấy mức lương bậc nhân với hệ số lương bậc phải tìm, mức lương bậc 1 theo quy định phải lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu. Hiện nay mức lương tối thiểu là 730.000 đồng. - Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là văn bản quy định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu lành nghề của công nhân ở bậc nào đó thì phải hiểu biết những gì về mặt kỹ thuật và phải làm được những gì về mặt thực hành. Cấp bậc kỹ thuật phản ánh yêu cầu trình độ lành nghề của công nhân. Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là căn cứ để xác định trình độ tay nghề của người công nhân. Chế độ tiền lương theo cấp bậc chỉ áp dụng đối với những người lao động tạo ra sản phẩm trực tiếp. Còn đối với những người gián tiếp tạo ra sản phẩm như cán bộ quản lý nhân viên văn phòng... thì áp dụngchế độ lương theo chức vụ. Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 9 Lớp: KT2D – K4
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ 1.3.1.2 Chế độ lương theo chức vụ. Chế độ này chỉ được thực hiệnthông qua bảng lương do Nhà Nước ban hành. Trong bảng lương này bao gồm nhiều nhóm chức vụ khác nhau và các quy định trả lương cho từng nhóm. Mức lương theo chế độ lương chức vụ được xác định bằng cáchlấy mức lương bậc 1 nhân với hệ số phức tạp của lao động và hệ số điều kiện lao động của bậc đó so với bậc 1. Trong đó mức lương bậc 1 bằng mức lương tối thiểu nhân với hệ số mức lương bậc 1 so với mức lương tối thiểu. Hệ số này, là tích số của hệ số phức tạp với hệ số điều kiện. Theo nguyên tắc phân phối theo việc tính tiền lương trong doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh. Bản thân Nhà Nước chỉ khống chế mức lương tối thiểu chứ không khống chế mức lươngtối đa mà nhà nước điều tiết bằng thuế thu nhập. Hiện nay hình thức tiền lương chủ yếu được áp dụng trong các doanh nghiệp là tiền lương theo thời gian và hình thức tiền lương theo sản phẩm. Tùy theo đặc thù riêng của từng loại doanh nghiệp mà áp dụng hình thức tiền lương cho phù hợp. Tuy nhiên mỗi hình thức đều có ưu điêm và nhược điểm riêng nên hầu hết các doanh nghiệp đều kết hợp cả hai hình thức trên. 1.3.2. Các hình thức trả lương 1.3.2.1 Trả lương theo thời gian: Là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc, cấp bậc lương ( chức danh) và thang lương( hệ số lương). Hình thức này chủ yếu áp dụng cho lao động gián tiếp, công việc ổn định hoặc có thể cho cả lao động trực tiếp mà không định mức được sản phẩm. Trong doanh nghiệp hình thức tiền lương theo thời gian được áp dụng cho nhân viên làm văn phòng như hành chính quản trị, tổ chức lao động, thống kê, tài vụ- kế toán. Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 10 Lớp: KT2D – K4
↧
Báo cáo thực tập: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 27
↧